THỦ TỤC HÀNH CHÍNH > CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN THUYỀN VIÊN
Cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM) thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện

1. Trình tự thực hiện:

a) Nộp hồ sơ TTHC:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện đến Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Giải quyết TTHC:

- Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định:

         + Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;

         + Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hảng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;

         + Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện tàu biển theo mẫu quy định, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo quy định.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị của thuyền viên hoặc văn bản đề nghị của trường, tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu;

- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu: Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc Quyết định tốt nghiệp; Giấy chứng nhận học bồi dưỡng, nâng cao (nếu có); Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;

- 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất;

- Giấy xác nhận thời gian tập sự trực ca (đối với trường hợp học bồi dưỡng, nâng cao hoặc chỉ có trình độ sơ cấp nghề) theo mẫu;

- Đối với trường hợp đề nghị cấp GCNKNCM thủy thủ AB; thợ máy AB khi đã có GCNKNCM thủy thủ OS, thợ máy Oiler nộp các thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị của thuyền viên hoặc văn bản đề nghị của trường, tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu quy định; Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất) và Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu Sổ thuyền viên.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng hải Việt Nam;

b) Cơ quan có thẩm quyền được phân cấp: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng hải Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện tàu biển.

8. Phí, lệ phí

- Lệ phí: 100.000 đồng/GCNKNCM.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

- Đơn đề nghị cấp giấy GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện;

Văn bản đề nghị cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện;

- Giấy xác nhận thời gian tập sự trên tàu;

- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:  

a) Điều kiện chung:

-  Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.

- Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu biển tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

- Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ:

         + Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu ở các trường khác;

         + Tốt nghiệp chuyên ngành cùng nhóm ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;

+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa, máy phương tiện thủy nội địa hoặc kỹ thuật điện phương tiện thủy nội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa.

- Có đủ điều kiện về chuyên môn và thời gian đảm nhiệm chức danh tương ứng với từng chức danh quy định.

b) Điều kiện chuyên môn

- Thủy thủ trực ca OS:

         + Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

         + Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

         + Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thủy thủ 02 tháng.

- Thủy thủ trực ca AB:

         + Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

+ Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

+ Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thủy thủ trực ca AB 12 tháng.

- Thợ máy:

+ Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành khai thác máy tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành máy tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

+ Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

+ Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca Oiler 02 tháng.

- Thợ máy trực ca AB:

         + Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

+ Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;

+ Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca AB 12 tháng.

- Thợ Kỹ thuật điện

         + Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ sơ cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

         + Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.

         + Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ kỹ thuật điện 03 tháng.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

- Thông tư 189/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động chuyên ngành hàng hải.

Mẫu đơn đề nghị cấp TTTT, TMTC, TKTD_22112018094421.docx
Thông kê truy cập
Số người truy cập
707216
Đang online
22

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Bản quyền thuộc về Cục Hàng hải Việt Nam
Số 8 Phạm Hùng - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội.